Quan sát Tinh_vân_Đại_Bàng

Vị trí tinh vân Đại Bàng trong Cự Xà.

Tinh vân Đại Bàng là một tinh vân khá sáng và có thể dễ dàng xác định được nó, bắt đầu từ ngôi sao γ Scutum (thuộc chòm sao Thuẫn Bài) và hướng theo phương Đông Bắc khoảng 3° sẽ thấy nó ở bên cạnh. Mặc dù có thể nhìn tinh vân bằng mắt thường, nhưng với một ống nhòm 10x50 thì có thể đủ nhìn thấy được tinh vân rõ hơn với hình dạng một vệt sáng dài được bao xung quanh là đám sao mở. Với kính viễn vọng có độ mở 120–150 mm, có thể nhìn thấy rõ ánh sáng của tinh vân Đại Bàng cùng với khoảng 40 ngôi sao trong đám sao mở. Rất nhiều chi tiết của đám mây tinh vân cùng toàn bộ đám sao mở sáng có thể nhìn rõ với kính viễn vọng có độ mở 200 mm, cho thấy có khoảng 10 ngôi sao sáng nằm chắn trước tinh vân Đại Bàng.[7]

Tinh vân Đại Bàng có thể được quan sát từ nhiều nơi trên thế giới, do tinh vân Đại Bàng nằm ở xích vĩ không quá gần phía nam châu Phi, nên mặc dù một số vùng ở Bắc Âu, Canada gần cực Bắc khó quan sát được nó, nhưng các vùng của Bắc bán cầu nằm gần xích đạo có thể quan sát dễ hơn. Vùng Nam bán cầu thì tinh vân được nhìn thấy rõ ràng trong bầu trời đêm mùa đông và tại khu vực nhiệt đới miền nam châu Phi người ta có thể quan sát thấy nó trên thiên đỉnh. Thời gian quan sát nó tốt nhất trên bầu trời đêm là từ tháng 6 tới tháng 10.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tinh_vân_Đại_Bàng http://www.constellation-guide.com/eagle-nebula-me... http://www.darkatmospheres.com/astro/gallery/nebul... http://www.deepskyvideos.com/videos/messier/M16_ea... http://adsabs.harvard.edu/abs/1993AJ....106.1906H http://adsabs.harvard.edu/abs/2002A&A...389..513M http://adsabs.harvard.edu/abs/2005A&A...437..467E http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-basic?Ident=... http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap090208.html //arxiv.org/abs/1807.02115 //doi.org/10.1051%2F0004-6361:20020589